Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

80 người tham gia chém loạn xạ trước quán bar lớn nhất Biên Hoà

bao xa hoi Mâu thuẫn với nhóm người trong bar MTM, khoảng 80 thanh niên mang mã tấu đến chém loạn xạ vào cửa, đòi vào trong "thanh toán đối thủ".




Mã tấu thu được tại hiện trường. Ảnh: Thái Hà


Ngày 29/7, đại tá Trần Tiến Đạt - Trưởng Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết - bước đầu xác định có khoảng 80 người liên quan đến vụ cầm mã tấu chém loạn xạ trước bar MTM trên đường Võ Thị Sáu (TP Biên Hòa). Nguyên nhân được cho là do mâu thuẫn giữa nhóm thanh niên đang chơi trong bar và nhóm mang theo mã tấu.

"Cơ quan điều tra đã tạm giữ 5 nghi can, tiếp tục truy xét những người còn lại", đại tá Đạt nói.

Trước đó, khoảng 0h ngày 28/7, trong lúc quán bar MTM tấp nập người thì xuất hiện khoảng 40 xe máy chở 80 thanh niên dừng phía trước rồ ga, nẹt pô ầm ĩ. Nhiều tên mặt mũi bặm trợn cầm mã tấu lao vào. Bảo vệ quán bar lập tức đóng kín cửa.



Cảnh chém loạn xạ trước bar MTM rạng sáng 28/7. Ảnh: Cắt từ clip

Nhóm này chém liên tiếp vào cửa kính quán bar. Âm thanh của kiếm chém, tiếng la hét, nẹt pô xe máy gây náo loạn cả khu vực. Không thể phá vỡ cửa, nhóm này giơ cao mã tấu thách thức.

Khi công an xuất hiện nhóm thanh niên bỏ chạy, vứt lại hiện trường 4 cây mã tấu.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

17 ngày trong rừng truy tìm hung thủ giết 4 người

bao xa hoi Gần 60 điều tra viên tinh nhuệ mang theo lương khô, uống nước suối vào rừng, quyết bám hiện trường để truy tìm kẻ thủ ác. Khu vực xảy ra án mạng chưa phủ sóng điện thoại, đồng bào nói tiếng địa phương nên việc điều tra gặp khó khăn.

Vụ thảm án do Vi Văn Mằn (20 tuổi, trú tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương) gây ra với 4 người thuộc 3 thế hệ trong một gia đình ở bản Phồng được đánh giá là án mạng nghiêm trọng nhất xảy ra tại xứ Nghệ trong nhiều năm qua. Khi Mằn bị bắt và khai nhận tội ác, người đứng đầu Công an tỉnh Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu phải thốt lên rằng đây là hành vi "cực kỳ dã man và hung hãn".

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An). Ảnh: Hải Bình.

Đại tá Cầu cho biết ngay sau khi nhận được tin báo của Công an huyện Tương Dương về nội dung vụ án ở bản Phồng vào chiều 2/7, xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Công an tỉnh Nghệ An đã báo cáo với Bộ Công an để xin ý kiến chỉ đạo. Các đơn vị liên quan được lệnh khẩn trương vào cuộc khám nghiệm hiện trường, tử thi, dựng lại toàn bộ biến động hiện trường một cách rất cẩn thận.


Kết quả cho thấy, 4 nạn nhân bị sát hại bằng dao vào khoảng 12h30' trưa 2/7. Anh Lo Văn Thọ (28 tuổi) chết ở dưới chân lán của gia đình. Cách chừng 100 m là thi thể bà Viêng Thị Dương (70 tuổi, mẹ anh Thọ), chị Lê Thị Yến (vợ anh Thọ) và con trai 8 tháng tuổi. Quanh hiện trường không thu được hung khí, dấu vết hung thủ.

Chuyên án mang bí số G175 được xác lập, quy tụ gần 60 cán bộ đánh án giỏi nhất Nghệ An. Bộ Công an cũng cử điều tra nhiều kinh nghiệm tới hỗ trợ. Các lực lượng làm nhiệm vụ được lệnh bám hiện trường, truy tìm bằng được nghi phạm. Do địa bàn xảy ra vụ án nằm ở rừng sâu giáp biên giới Việt – Lào, để tiếp cận, các điều tra viên phải đi bộ đường rừng từ bản Phồng leo qua nhiều ngọn đồi, lội qua nhiều con suối trong vài giờ đồng hồ. Khu vực này chưa phủ sóng điện thoại nên việc liên lạc gặp nhiều khó khăn. Lán dã chiến được lập ở gần hiện trường. "Sáng vào rừng làm án, tối quay trở lại lán ở bản", một điều tra viên nói.

Lương khô là thứ các trinh sát luôn mang bên người. Nhiều hôm hết nước mang theo, các anh phải uống nước suối để bám trụ hiện trường. Trong nơi rừng thiêng nước độc, nhiều trinh sát thường xuyên bị con vắt, con mò đốt nhưng vẫn không nản ý chí điều tra.

Theo đại tá Cầu, ngoài trở ngại về địa hình, cái khó lớn nhất là "rào cản ngôn ngữ". Người dân ở đây chủ yếu là bà con dân tộc Tày Pọong, Thái, H'Mông sinh sống, nhìn chung trình độ dân trí thấp. “Khi người dân nói bằng tiếng Tày Poọng thì tất cả công an đều không ai biết. Nhiều người Thái, Mông cũng không hiểu tiếng này”, người đứng đầu Công an Nghệ An kể và cho hay Ban chuyên án đã phải sử dụng rất nhiều kênh thông tin mới có thể khắc phục được khó khăn này.

Việc không có nhân chứng khiến việc khoanh vùng nghi phạm gần như bế tắc. Tuy nhiên từ những thông tin đặc biệt quan trọng do người dân ở bản Phồng cung cấp, Vi Văn Mằn đã bị lọt vào tầm ngắm của trinh sát.

Lán của gia đình anh Thọ. Ảnh: Khánh Thành.

Trinh sát trong lúc theo dõi Mằn đã phải thốt lên rằng "hắn bình thản và lì lợm đến lạ lùng". Sau khi vụ án được phát hiện, Mằn còn quay lại hiện trường xem khám nghiệm rồi trực tiếp tham gia khênh thi thể các nạn nhân về bản. Ngày tổ chức đám tang cho các nạn nhân, Mằn vẫn vào phụ giúp gia quyến.

Mằn vẫn vào lán của gia đình cách lán gia đình nạn nhân chừng 300m để làm việc, thi thoảng chạy ra bản để thăm gia đình vợ con. “Mằn tạo vỏ bọc khá hoàn hảo, thậm chí, anh ta khai không hề có ý định trốn khỏi địa phương...”, một công an kể.

Là vụ án đặc biệt nghiêm trọng nên đích thân đại tá Cầu trực tiếp băng rừng vào hiện trường vụ án để chỉ đạo. Qua 17 ngày điều tra, sẩm tối 19/7 ban chuyên án quyết định bắt Mằn (20 tuổi) ngay tại bản. Vài giờ đồng hồ sau, Mằn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Vi Văn Mằn tại cơ quan điều tra.

Theo đó, trưa 2/7 Mằn tới hái chanh tại vườn hàng xóm ở cạnh lán anh Thọ thì bị anh Thọ bắt gặp và xảy ra to tiếng. Mằn vào lán lấy con dao anh Thọ chém một nhát vào lưng khiến anh Thọ bỏ chạy ngã từ sàn lán xuống đất... Phát hiện chồng bị truy sát, chị Yến đang địu con đã bỏ chạy ra phía bờ suối. Mằn đuổi theo, gặp bà Dương đang tắm ở suối đã vung dao gây án rồi tiếp tục đoạt mạng mẹ con chị Yến.

Mằn quay lại lán anh Thọ lấy áo và chanh hái được, đốt lán phi tang nhưng không cháy nên bỏ đi.


Khi bị bắt Mằn khi khai vứt tang vật ở rừng, có lúc nói giấu ở lán để gây khó khăn cho ban chuyên án. Tuy nhiên, hai ngày sau đó, con dao gây án đã được trinh sát tìm ra.

Theo quynh anh shyn (khám phá)

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Hơn 20.000 thí sinh thi xét tuyển đại học bị điểm liệt

bao xa hoi Môn Toán có số lượng thí sinh bị điểm liệt chiếm vị trí áp đảo với gần 18.000 điểm dưới 1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố biểu đồ điểm thi của thí sinh thi tại các cụm thi do trường đại học chủ trì để xét tuyển đại học, cao đẳng trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Biểu đồ này tính chi tiết đến 0,25 điểm.

Theo đó trong tổng số hơn 720.000 thí sinh dự thi ở các cụm đại học, có đến 20.480 em bị điểm liệt (dưới 1). Môn Toán chiếm số lượng bài bị điểm dưới 1 lớn nhất - gần 18.000 bài (hơn 2.600 bài bị điểm 0).


Gần 18.000 thí sinh dự thi môn Toán để xét tuyển đại học, cao đẳng bị điểm liệt.

Biểu đồ điểm thi 8 môn cụm đại học chủ trì

Lịch sử là môn tiếp theo có lượng bài bị điểm liệt lớn - hơn 1.200 bài. Tuy nhiên, số bài thi đạt điểm 9 trở lên ở môn này cao hơn nhiều so với kỳ vọng, lên tới 2.000.

Môn Ngoại ngữ có hơn 530 bài bị điểm liệt; Ngữ văn là 492; Địa lý là 375. Môn Sinh học, Vật lý và Hoá học có số bài thi bị điểm dưới 1 ít nhất với lần lượt là 15 và 20 bài.

Từ ngày 1/8, các thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Trước đó, tỷ lệ tốt nghiệp THPT được công bố đạt trên 93%. So với các năm trước, con số này giảm đáng kể: giảm 7% so với năm 2014; giảm khoảng 6% so với các năm 2013 và 2012. Trong tổng số hơn 816.000 thí sinh dự thi lấy kết quả xét tốt nghiệp có hơn 68.700 em trượt.

So sánh trên cả nước, tỷ lệ tốt nghiệp của thí sinh dự thi tại cụm trường đại học chủ trì cao hơn (95%) cụm do các Sở Giáo dục chủ trì (84%).
Theo tin nhanh (khám phá)

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Phối hợp với bạn Lào triệt phá đường dây ma túy cực lớn

phap luat Bản Bua Viêng Khăm thuộc huyện Pạc Xan, tỉnh Bôlykhămxay (Lào) yên bình bấy lâu thì bỗng nóng lên khi lực lượng Công an tỉnh Bôlykhămxay và Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh phá thành công đường dây ma túy lớn.

Các đối tượng bị lực lượng chức năng bắt giữ

Sau nhiều ngày theo dõi, vào lúc 16h ngày 23-7 lực lượng chức năng bất ngờ bủa vây lấy một ngôi nhà ở giữa khu rừng thuộc bản Bua Viêng Khăm. Có 10 đối tượng mang quốc tịch Lào và một đối tượng quốc tịch Thái Lan bị bắt giữ. Qua khám xét ngôi nhà, lực lượng chức năng bất ngờ thu giữ hơn 5,5 tấn ma túy.

Thủ đoạn rất tinh vi

Nằm trong ban chuyên án, Thượng tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh chia sẽ, để phá được vụ án ở bản Bua Viêng Khăm lực lượng chức năng rất vất vã mới tiếp cận các đối tương.

Theo Thượng tá Hải, đầu tháng 6-7, có tin báo về một đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn ở bên nước bạn Lào. Ban chỉ huy bộ đội Biên Phòng Hà Tĩnh nhanh chóng cho trinh sát người tiếp cận, nắm bắt rõ đường dây này. Đường dây này ngoài buôn bán cần sa thì còn có tàng trữ, sản xuất tinh dầu có chứa tiền chất sản xuất ma túy (chất Safrole).
“Sau khi trinh sát thâm nhập lấy được mẫu tinh dầu có chứa tiền chất ma túy, chúng tôi đã gửi đến các cơ quan chức năng xác định đây là chất có chứa ma túy để chế ra ma túy dạng viên tổng hợp. Do đó chuyên án 466LV nhanh chóng được lập”, Thượng tá Hải nói.

Bản Bua Khiên Khăm nằm cách biên giới Việt – Lào khoảng 50km đường chim bay, nhưng để vào được bản phải đi mất hơn 200km. Hầu hết những lán trại của người dân được bọn buôn bán ma túy sử dụng nhằm đánh lạc hướng lực lượng chức năng. Ngoài ra để vận chuyển, tập kết được ma túy, các đối tượng còn đóng giả người vào rừng đốn củi, đi hái chè. Để nắm rõ nhất cử nhất động của các đối tượng, ban ngày các trinh sát cũng giả làm người dân bản lên rẫy, ban đêm âm thầm xâm nhập lán trại để theo dõi...

Đánh án bất ngờ


Theo Thượng tá Võ Trọng Hải, đánh án ma tuý này rất khó khăn khi địa hình là rừng sâu, các đối tượng luôn thay đổi địa điểm tập kết ma túy. Trải qua nhiều cuộc họp, ban chuyên án nhận định đây là đường dây sản xuất, phân phối ma túy cực lớn cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Tang vật được lực lượng chức năng thu giữ

Khoảng 11h ngày 23-7, nhận thấy thời cơ đã tới, ban chuyên án đã triển khai lực lượng phá án. Hàng trăm trinh sát tinh nhuệ đã được điều động tới bản Bua Viêng Khăm, áp sát khu vực lán trại. Đến 16g cùng ngày, nhận được mật lệnh, toàn bộ trinh sát đã bất ngờ ập vào. 11 đối tượng nhanh chóng bị khống chế cùng với 5,5 tấn ma túy (3,5 tấn tiền chất ma túy, 2 tấn cần sa ép khô) bị thu giữ. Đối tượng cầm đầu đường dây ma túy này nhanh chóng được xác định là Lam Phun Xi La Xa (47 tuổi, trú tỉnh Nọng Khai, Thái Lan).

"Nhờ đánh úp bất ngờ nên 11 đối tượng không kịp trở tay mặc dù được trang bị súng đạn. Đây là vụ án lớn nhất từ trước đến nay chúng tôi phối hợp với các cơ quan chức năng nước bạn Lào", Thượng tá Hải kể.

Thượng tá Hải cho biết thêm, sau khi bắt giữ, lực lượng chức năng đã khám xét nhà các đối tượng đồng thời bàn giao ma túy, các đối tượng cho cơ quan chức năng nước bạn Lào xử lý. Hiện hàng trăm trinh sát biên phòng Hà Tĩnh đang được triển khai để truy bắt các đối tượng khác.

Nguồn: tintuc.vn

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Campuchia tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc

bien dong Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia cho biết Phnom Penh và Bắc Kinh ngày càng thắt chặt mối quan hệ quốc phòng, sau chuyến thăm Trung Quốc của ông hồi đầu tháng 7.

8C092DCC-D671-422F-8721-40AEC8-8660-8841

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (thứ hai từ trái sang) bắt tay một cố vấn quân đội Trung Quốc trong một sự kiện tại tỉnh Kampong Speu hồi tháng ba. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh ngày 8/7 cùng một phái đoàn 23 quan chức quân sự và an ninh cấp cao thăm Trung Quốc trong 5 ngày. Hai bên cho biết chuyến thăm này là một hoạt động thường kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông Tea Banh cho biết chuyến thăm đã thành công trong việc tăng cường hợp tác quân sự giữa hai nước. Ông so sánh mối quan hệ này còn gần gũi hơn quan hệ quân sự giữa Campuchia với Mỹ.

Campuchia và Trung Quốc vốn có quan hệ thân thiết. Năm 2013, Bắc Kinh cấp cho Phnom Penh khoản vay 195 triệu USD để mua 12 máy bay trực thăng quân đội Z-9 của Trung Quốc. Trung Quốc hồi tháng 5 cam kết cung cấp xe tải quân sự, phụ tùng, thiết bị và hóa chất cho Campuchia.

Trong lễ khánh thành một tuyến đường do Trung Quốc tài trợ tại tỉnh Kampong Som vào tháng trước, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho rằng quan hệ Campuchia - Trung Quốc đang ở mức cao nhất từ trước tới nay và hai quốc gia đang hướng tới quan hệ đối tác toàn diện. Ngân quỹ phát triển của Trung Quốc dành cho Campuchia năm 2015 là 140 triệu USD, tăng lên từ mức 100 triệu USD năm ngoái.

Ông Tea Banh khẳng định viện trợ của Trung Quốc không đi kèm với ràng buộc, Trung Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Ông từ chối tiết lộ Campuchia sẽ nhận được khoản viện trợ bao nhiêu từ chuyến thăm mới nhất của mình.

Theo quynh anh shyn (khám phá)

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Bị máy cuộn kẹp cổ, một công nhân nguy kịch

bao xa hoi Trong lúc đang sửa máy cuộn chạy sợi thì bất ngờ máy hoạt động trở lại, đẩy hai thanh của máy cuộn kẹp vào cổ khiến anh Thủy ngã gục trên máy.

Bị máy cuộn kẹp cổ, một công nhân nguy kịch


Anh Thủy đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai do tai nạn lao động - Ảnh: Tiểu Thiên


Ngày 21/7, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai tiến hành cấp cứu cho anh Nguyễn Xuân Thủy (24 tuổi, ngụ Nghệ An), công nhân bảo trì công ty T.N (Đồng Nai) bị máy cuộn chạy sợi kẹp cổ trong lúc đang sửa máy.

Anh Hà Văn Tự (26 tuổi, người chứng kiến vụ việc) cho biết vào khoảng hơn 12 giờ cùng ngày, sau khi ăn cơm trưa xong thì máy cuộn chạy sợi của công ty bị hỏng. Lúc này anh Thủy tiến hành sửa chữa. Trong lúc đang sửa thì bất ngờ máy hoạt động trở lại, đẩy hai thanh của máy cuộn kẹp vào cổ của anh Thủy, khiến nạn nhân ngã gục trên máy.

Công nhân trong công ty đã nhanh chóng gỡ anh Thủy ra khỏi máy và đưa đến Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Bác sĩ Dương Quang Thái (Khoa ngoại Thần kinh, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai) cho biết anh Thủy nhập viện trong tình trạng hôn mê, thở khó với vết thương ở cổ. Các bác sĩ đã tiến hành chụp phim, đặt nội khí quản, kích thích thở. Qua đó, phát hiện máu tụ nhỏ trong não, nghi ngờ dập tủy cổ, tiên lượng xấu.

Theo quynh anh shyn (khám phá)

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

“Liệt sĩ” trở về sau 46 năm lưu lạc

phap luat Sau hàng chục năm thất lạc sau nhiệm vụ cách mạng, trong đó có 9 năm được công nhận là liệt sĩ, bà Nguyễn Thị Ân trở về trong niềm vui khôn xiết của gia đình.

Bà Nguyễn Thị Ân (SN 1942; quê xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) được công nhận là liệt sĩ từ năm 2006. Trước đó, trong hàng chục năm, người chị dâu duy nhất còn lại của gia đình bà Ân đã lặn lội tìm kiếm, hỏi thăm tung tích người em chồng (là bà Ân) thất lạc khi đang làm nhiệm vụ cách mạng. Đầu tháng 7/2015, gia đình nhận được tin bà Ân còn sống và đang được nuôi dưỡng ở một trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Luôn tin còn sống

Căn nhà cấp 4 cũ kỹ của bà Ngô Thị Phán (SN 1942; ngụ xã Hòa Khương) vốn vắng vẻ bỗng đông lạ thường. Nhiều người hàng xóm cùng bà con khắp nơi tới thăm và chia vui với gia đình trước thông tin bà Ân vừa trở về. Bà Phán là vợ của ông Nguyễn Tam (hy sinh năm 1970 và là anh ruột của bà Ân). Gia đình bà Ân có 3 người con, trong đó ông Tam là con trai cả, đến bà Ân và một cô em gái là bà Nguyễn Thị Lý (cũng là liệt sĩ).



Vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cả 3 anh em bà Ân đều tham gia cách mạng. Trong đó, bà Ân làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực ở đơn vị K600 kho lương thực Quảng Đà. Sau đó, anh và em gái bà Ân lần lượt hy sinh, bà Ân thì thất lạc trong khi vận chuyển lương thực và bị lính Mỹ bắn trọng thương vào năm 1969. 46 năm qua, gia đình không còn biết tung tích của bà, nghe đâu bà được đưa ra Bắc điều trị.

Hòa bình lập lại, bà Phán bắt đầu hành trình tìm kiếm cô em chồng. “Cô ấy là người duy nhất còn hy vọng sống sót trong gia đình nên tôi luôn tin rằng cô ấy còn sống” - bà Phán tâm sự khi kể về việc đã lặn lội xuống trung tâm TP Đà Nẵng, vào TP Hội An (tỉnh Quảng Nam)… để hỏi thăm tung tích cô em chồng. “Đi tới đâu người ta cũng bảo không biết và không tiếp nhận thương binh nào tên Ân vào năm đó. Tôi có tìm về đơn vị cũ của cô Ân cũng chỉ biết cô ấy bị thương nặng và được đưa ra miền Bắc điều trị”.

Từ đó, bà Phán cùng các con viết thư, gọi điện thoại tới các trung tâm nuôi dưỡng thương binh ở khắp các tỉnh miền Bắc nhưng họ đều hồi âm rằng các trường hợp tương tự đều đã được trả về miền Nam sau năm 1975. Cuộc tìm kiếm rơi vào vô vọng khi bà Phán gặp được người cùng làm trong đơn vị cũ của bà Ân. Người này cho biết lúc đó bà Ân bị thương rất nặng, có thể đã hy sinh khi được chuyển ra miền Bắc. Sau đó, đồng đội của bà Ân đã làm giấy xác nhận bà đã hy sinh để gia đình làm hồ sơ xin công nhận liệt sĩ. Năm 2006, bà Ân được nhà nước công nhận là liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Kể từ đó, bà Phán lập bàn thờ cho em dâu và lấy ngày 27/7 (ngày Thương binh Liệt sĩ) làm ngày giỗ bà Ân.

Đầu tháng 7 năm nay, gia đình bà Phán nhận được tin từ UBND xã Hòa Khương rằng có người báo tin bà Ân vẫn còn sống và được nuôi dưỡng ở Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng và Người có công huyện Long Đất (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Người nhà bà Phán liên lạc và được trung tâm xác nhận đang nuôi dưỡng bà Ân tại đây. Gia đình bà đã đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để làm thủ tục đón bà Ân trở về. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng thời chiến tranh, bà Ân nay không còn nhận được người thân và chỉ nằm một chỗ.

Từ ngày đưa bà Ân về, gia đình bà Phán ai cũng mừng bởi dù sao thì cuối cùng cũng đã tìm được bà, đưa bà trở về sống cạnh người thân. Hằng ngày, đứa cháu gọi bà Ân là bà nội cô ở bên cạnh săn sóc bà.

Nhiều lý do khách quan

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Cảnh Hòa, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng và Người có công huyện Long Đất, cho biết vì nhiều lý do khách quan mà bà Ân bị thất lạc gia đình mãi cho đến bây giờ. Theo ông Hòa, sau khi bị thương vào năm 1969, bà Ân được đưa về dưỡng thương tại một trung tâm điều dưỡng thương binh của tỉnh Phú Thọ. Đến năm 1983, trung tâm này đưa bà sang Trung tâm Điều dưỡng thương binh tâm thần ở Ninh Bình.

Trong khi người nhà bà Ân tưởng bà được chuyển vào miền Nam nhưng thực chất lại được chuyển ra Ninh Bình nên từ đó mất liên lạc. Đến năm 2003, khi Trung tâm Điều dưỡng thương binh nặng và Người có công huyện Long Đất được xây dựng khang trang thì bà Ân được chuyển từ Ninh Bình về đây. Lúc đó, trong hồ sơ liên lạc của bà có ghi địa chỉ quê quán tại xã Hòa Lương, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Đà (nay thành xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Trung tâm dựa trên địa chỉ đó, nhiều lần gửi thư về cho Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Nam để tìm tung tích gia đình bà Ân nhưng đều nhận được trả lời không có trường hợp nào tên là Nguyễn Thị Ân.

“Chúng tôi cứ nghĩ bà Ân ở Quảng Nam chứ không biết là ở TP Đà Nẵng. Chính vì thế, mãi cho đến khi có một người ở Quảng Nam vào đây tìm anh trai bị thất lạc trong chiến tranh, đọc hồ sơ và tình cờ nhận ra bà Ân quê ở huyện Hòa Vang là thuộc TP Đà Nẵng. Dựa vào đó, chúng tôi mới báo tin về cho UBND xã Hòa Khương và tìm được gia đình của bà Ân” - ông Hòa kể.

Theo bao xa hoi (khám phá)